Điểm qua thị trường tiêu thụ cà phê trong nước

Trồng và buôn bán cà phê đang là mảng kinh doanh rất “hot” ở thời điểm hiện tại. Chúng ta ra đường đều thấy những tiệm cà phê mọc lên như nấm. Mọi người cà phê, nhà nhà cà phê, vì vậy nhu cầu cà phê là rất lớn. Vậy bạn có băn khoăn là khả năng tiêu thụ cà phê trong nước nói riêng của Việt Nam là thế nào không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu cà phê – Kinh doanh chuỗi quán Cafe giá mềm, lãi cao

diem-qua-thi-truong-tieu-thu-ca-phe-trong-nuoc-2

Các chuỗi cửa hàng cà phê là loại hình phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm tăng 32%. Sự tăng trưởng cao này là do việc mở rộng của các nhãn hiệu cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập của các nhãn hiệu mới.  Các chuỗi cửa hàng khác như cà phê nguyên chất,  Coffee Bean and Tea Leaf, Gloria Jeans, Coffee Concepts và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển và mở thêm nhiều cơ sở. Sự phát triển bùng nổ của chuỗi cửa hàng cà phê nói trên cho thấy khách hàng ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng.

Đối với cà phê hòa tan, theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam trong việc sản xuất cà phê hòa tan là khoảng 2,67 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng thực tế có lẽ chỉ hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra. Do nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm cà phê hòa tan trong nước khác lớn, tổ chức USDA đã điều chỉnh tăng số liệu ước tính cho lượng tiêu thụ cà phê hòa từ 250.000 bao thành 300.000 bao niên vụ 2014/15 và từ 260.000 bao đến 350.000 bao niên vụ 2015/16.

Xem thêm: Cà phê nguyên chất – cafe sạch

diem-qua-thi-truong-tieu-thu-ca-phe-trong-nuoc-1

Lượng tiêu dùng trong nước được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trưởng, điều này được phản ánh qua sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng cà phê và các quán ăn khác có phục vụ cà phê tại Việt Nam. Việc mở rộng số lượng cửa hàng cà phê sẽ góp phần tiêu thụ mạnh sản lượng cà phê trong tương lai gần.

  • Đóng góp của thị trường cà phê vào ngân sách nhà nước

Tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước sẽ tăng do GDP và dân số tăng kéo theo chi tiêu cho thực phẩm, và các loại đồ uống như cà phê cũng sẽ nhiều hơn. Quá trình đô thị hóa và sự phát triển nở rộ của các quán cà phê theo phong cách phương tây được dự báo sẽ góp phần không nhỏ vào xu hướng này. Trong giai đoạn từ năm 2005-2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 0,43 kg/đầu người/năm lên 1,38 kg/đầu người/năm- mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 2,6 kg/đầu/năm người vào năm 2021. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kỳ vọng lượng tiêu thụ cà phê trong nước sẽ tăng 10-15%.

Xem thêm: Cà phê Rang Xay – Nguyên chất sạch 100% vì sức khỏe cộng đồng

quan-a-tan-263-phu-loi-phuong-2-tp-soc-trang-6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *