Cà phê phân chồn siêu hạng
Loại cà phê phân chồn này có nhiều ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
“Nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước sirô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla.” John Cleese. Diễn viên người Anh nhận xét sau khi thưởng thức hương vị của cà phê chồn trứ danh thế giới.
Cùng thưởng thức hương vị cà phê phân chồn. Hương vị đến từ rừng già hoang sơ.
Đối với những người sành cà phê phân chồn thì Kopi Luwak của Indonesia ngon hơn và giá thành do vậy cũng cao hơn. Một kg Kopi Luwak có giá thành khoảng 20 triệu VND (1300 USD). Và mỗi năm cũng chỉ có khoảng 200 kg được bán trên thị trường thế giới. Trên thế giới chỉ một số nước sản xuất được loại cà phê này như Indonesia, Philippines, Ethiopia, Việt Nam… với số lượng rất hạn chế. Tại Việt Nam, loại cà phê này cũng được sản xuất tại Tây nguyên. Thường được gọi là “cà phê Chồn” Nguyên tắc sản xuất thì hoàn toàn giống như tại Indonesia.
Mặt khác, những người trong nghề khẳng định tính huyền thoại của cà phê phân chồn Việt Nam và xếp vào hạng đắt nhất thế giới.Thương hiệu Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn riêng có tên Weasel Coffee Trung Nguyen. Với đơn giá mỗi kg là 3.000 USD. Cao hơn nhiều so với Kopi Luwak được rao dưới 600 USD một kg của Indonesia. Tại Đà Lạt cũng có một trang trại cà phê chồn organic với thương hiệu Cà Phê Chồn Trại Hầm Đà Lạt. Mỗi ký cà phê chồn tại đây được bán với giá 20 triệu/1 kg (1000 USD).
Hành trình của cà phê phân chồn đến miệng người uống
Trên thực tế chất lượng hạt cà phê sau khi qua dạ dày loài cầy vòi hương có thay đổi nhưng không nhiều. Nhìn chung vẫn giữ lại một phần hương vị cà phê nguyên chất. Nếu chịu khó cảm nhận bạn có thể nếm được vị bùi bùi, dìu dịu vừa ngai ngái, phảng phất mùi của khói và hương vị sô cô la. Nhiều người uống loại cà phê này không chỉ vì hương vị mà còn vì đẳng cấp của nó.
Nhấp một ngụm nhỏ cà phê chồn. Từng giọt cà phê lướt nhẹ lên đầu lưỡi, len lỏi qua từng nướu răng. Chầm chậm và chầm chậm, cảm giác tê tê, the thé lan tỏa khắp đầu lưỡi. Uống đến ngụm thứ 2, thứ 3,… cảm giác ấy sẽ càng tăng thêm và càng lúc càng kéo dài. Một cảm giác tê dại nhưng đầy tinh tế.
Hương vị cà phê phân chồn lan tỏa trong miệng
Ít giây sau, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng nhưng lại rất đỗi dịu dàng lan tỏa khắp vòm họng. Cái vị đăng đắng hòa quyện với vị ngọt thanh tao đã tạo ra một phong vị vô cùng đặc biệt. Nó mượt mà, tinh tế và tao nhã đến dường nào. Ngồi nhắm mắt lại, cảm nhận hương vị của đất trời. Tưởng chừng như mọi thứ đọng lại, chỉ còn giọt thời gian rơi. Tí tách rơi từng giọt cà phê nóng, không đường. Cùng với đó là một ly nước lọc chính là cách thưởng thức cà phê chồn ngon nhất.
Điều đặc biệt chỉ riêng ở cà phê phân chồn, đó chính là mỗi lần uống là mỗi lần hương vị khác nhau. Ngụm đầu tiên có thể là mùi thơm cà phê xen với mùi hoa quả chín. Hương vị này chảy từ từ xuống vòm họng. Bất giác, nó xông lên cuối hốc mũi. Một mùi cà phê xen với mùi sô cô la hòa lẫn với mùi mạch nha như chiếm hữu cả đỉnh đầu của bạn. Cảm giác khi ấy thật lâng lâng, ngất ngây và sảng khoái không thể diễn tả hết.