“Cà phê của bạn có nguyên chất không?” Đây không phải một câu hỏi quá khó, dù lựa chọn nhà cung cấp nào, bạn có thể tự kiểm chứng được, với những dấu hiệu của cà phê nguyên chất trước-trong-sau khi pha.
>> Pha cà phê ngon 10 ly như 1
Dấu hiệu nhận biết cà phê nguyên chất khi đang pha chế
Khi cho vào phin mà chế nước sôi vào, nếu là bột cà phê sẽ nở ra, sủi bọt mạnh, thậm chí trào ra ngoài. Còn ngược lại, cà phê không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, có mùi thơm gắt thì đây chắc chắn là cà phê đã trộn bắp/đậu nành hoặc tẩm hương liệu.
Sở dĩ có điều khác biệt này vì cà phê được cấu tạo bởi sợ xenlulo và rất ít tinh bột. Như trong kỳ trước, tôi có nói là cà phê rất tơi xốp, chứa nhiều khoang không khí bên trong, nên các sợi xenlulo bị bẻ gãy dưới tác động nhiệt trong quá trình rang. Bột bắp, bột đậu rang chứa rất nhiều tinh bột nên gặp nước sôi trở nên dẻo, dính và xẹp xuống.
Dấu hiệu nhận biết cà phê nguyên chất sau khi pha chế
Cà phê thật sẽ có màu cánh gián
Ly cà phê thật luôn có màu từ cánh gián. Màu này sẽ rõ hơn nếu bạn nhìn ly cà phê dưới ánh nắng. Bởi lẽ cà phê là một loại hạt kỳ lạ. Dù rang cháy gần thành than. Xay ra thì màu của nước cũng sẽ không đen đậm như thường thấy.
Cà phê nguyên chất không sánh, không “ôm đá”
Như có nhắc đến ở trên, thành phần cà phê có rất nhiều xenlulo nên có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái lại, nước của bắp và đậu nành rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ rất sánh, sánh đến dẻo quẹo. Các bà nội trợ vẫn hay dùng bột bắp trong nhà bếp vì tính chất này.
“Cà phê ngon là phải sóng sánh, ôm lấy đá” – một số người tự hào mình là người sành và cà phê phải bám vào thành ly, “ôm lấy đá”. Nhưng thực chất, đó chỉ toàn là đậu nành rang.
Hương thơm của cà phê nguyên chất là hương của tự nhiên
Nếu là một người có chút kiến thức về nấu ăn/pha chế, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau của hương tự nhiên và hương nhân tạo. Hương tự nhiên lúc nào cũng nhẹ nhàng, dìu dịu. Còn hương nhân tạo thì gắt, và chỉ cần một lượng ít là có tác dụng nhiều. Cà phê nguyên chất cũng vậy. Thật ra đây là một đặc điểm khó cảm nhận được, nhưng nếu uống quen cà phê nguyên chất, bạn sẽ có cảm giác “nhợn” ngay từ khi ngửi mùi của cà phê tẩm hương liệu.
Vị của cà phê
– Cà phê nguyên chất khó uống, chua.
– Rang mộc không ai uống đâu. Ai cũng thích đắng cả.
Đó là một vài câu trả lời khi tôi hỏi về việc tại sao không rang mộc mà phải tẩm cà phê. Cà phê có chứa thành phần acid ẩn đằng sau vị đắng trong hạt cà phê. Nếu rang nhẹ thì cà phê sẽ cảm nhận được vị chua rõ ràng. Còn rang đậm thì sẽ khử axit đi. Vì khẩu vị người Việt thích uống đắng đậm. Nên các nhà sản xuất thường rang khét hoặc thậm chí là thêm các hóa chất để tăng độ đắng cho cà phê.
Một số người đã quen với “cà phê bắp”, “cà phê đậu nành”. “cà phê tẩm” thường bảo cà phê nguyên chất không đậm đà. Tuy nhiên, một khi đã uống quen cà phê nguyên chất. Bạn sẽ cảm thấy bị “dội ngược” khi uống lại các loại tẩm trộn.
Cà phê khi đánh lên với đường cũng tạo ra một ít bọt màu nâu nhạt trong rất quyển rũ. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng ngộ nhận. Và yêu cầu về ly cà phê phải thật nhiều bọt mới đẹp. Vậy là để đáp ứng nhu cầu đó. Người bán sẽ cho thêm chất tẩy rửa bề mặt để tạo bọt cho cà phê. Vậy nên bạn cũng cần biết cách phân biệt 2 loại bọt này. Nếu bọt óng ánh màu cầu vồng. Đánh lên đầy cả ly rất lâu tan thì đó hẳn là bọt xà bông. Bọt cà phê đục và mua nhanh xẹp xuống lắm.