Chào các bạn, hẳn trong số các bạn, dù vô tình hay cố ý, cũng đã ít nhất một lần nghe qua cà phê chồn, hay thân thuộc hơn là cà phê hương chồn. Vậy loại cà phê này có gì đặc biệt, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.
Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phêđặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới.
Loại cà phê này có nhiều ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak (Cà Phê Chồn) được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
Tuy thường được gọi là cà phê chồn, nhưng loài vật “sản xuất” ra Kopi Luwak thực ra là con cầy. Ở Việt Nam, Cầy Vòi Hương được nuôi để tạo ra loại cà phê đặc biệt này.
Quá trình
Cho chồn ăn cà phê: Trong quá trình nhai gặm hạt cafe đi qua dạ dày và ruột chồn các enzym men tiêu hóa trong hệ hóa của chồn hương đã thấm vào lớp vỏ trấu đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê đã bẻ gãy các phân tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của hạt cà phê.
Khi hạt cà phê do chồn hương ăn, thải ra được xử lý làm sạch mọi vết bẩn và yếu tố không an toàn thực phẩm, được rang theo một kỹ thuật thì sẽ có một loại cà phê chồn thành phẩm.
Diễn viên người Anh john Cleese đã tả rằng: “nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước siro, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của chocolate.”
Đúng ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá. Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ, cho nên nếu như có chịu tác dụng của enzym đi chăng nữa thì tác dụng đó cũng là rất nhỏ.
Để đảm bảo sức khỏe cho chồn, vào những tháng có cà phê, chồn sẽ không ăn cà phê suốt mà cách 3 ngày ăn một lần, các ngày khác sẽ ăn cháo gà, cháo đường, thịt gà, trái cây.
Mùi vị
Trên thực tế chất lượng hạt cà phê sau khi qua dạ dày loài cầy vòi hương có thay đổi nhưng không nhiều.
Nhìn chung vẫn giữ lại một phần hương vị cà phê nguyên chất, nếu chịu khó cảm nhận bạn có thể nếm được vị bùi bùi, dìu dịu vừa ngai ngái, phảng phất mùi của khói và hương vị sô cô la.
Nhiều người uống loại cà phê này không chỉ vì hương vị mà còn vì đẳng cấp của nó.
Thị trường
Trên thế giới chỉ một số nước sản xuất được loại cà phê này như Indonesia, Philippines, Ethiopia, Việt Nam… với số lượng rất hạn chế(chỉ có khoảng 200 kg được bán trên thị trường thế giới).
Mặt khác, những người trong nghề khẳng định tính huyền thoại của cà phê chồn Việt Nam và xếp vào hạng đắt nhất thế giới.
Thương hiệu Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn riêng có tên Weasel Coffee Trung Nguyen, với đơn giá mỗi kg là 3.000 USD.
Tại Đà Lạt cũng có một trang trại cà phê chồn organic với thương hiệu Cà Phê Chồn Trại Hầm Đà Lạt. Mỗi ký cà phê chồn tại đây được bán với giá 20 triệu/1 kg (1000 USD).
Nhìn chung để có thể có được một tách cà phê Chồn mỗi sáng thì cái giá bỏ ra là không hề rẻ, tuy nhiên mỗi tách cà phê này chứa đựng cả một quy trình để xây dựng nên một thương hiệu cà phê đẳng cấp bậc nhất trên thế giới.