Hiện nay, làn sóng khởi nghiệp đang trỗi dậy và được đông đảo các nhà doanh nhân trẻ quan tâm. Tuy nhiên, không giống với những lĩnh vực khởi nghiệp khác, kinh doanh quán cà phê thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và thị trường kinh doanh này cũng cạnh tranh hết sức khốc liệt. Thậm chí, một số doanh nhân đã có rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhưng khi mở một quán cà phê vẫn nhận lại thất bại ê chề. Vì thế, bài viết sau đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê sạch đông khách lợi nhuận cao.
Tìm hiểu cà phê sạch
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc rằng tại sao chia sẻ kinh nghiệm mở quán cà phê sạch đông khách lợi nhuận cao lại đi tìm hiểu về cà phê sạch?
Bởi vì, bạn cần xác định rõ mặt hàng kinh doanh của mình là các sản phẩm cà phê sạch. Do đó, việc tìm hiểu và có kiến thức về cà phê sạch là rất quan trọng. Hơn nữa, cà phê sạch còn là nguyên liệu chính của quán, vậy nên nói cách khác thì chất lượng đồ uống sẽ phụ thuộc vào cà phê và sự thành công của quán cũng sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu chủ chốt này.
Vậy, cà phê sạch là gì? Cà phê sạch là cà phê không bị pha lẫn các chất phụ gia, phụ phẩm, tạo mùi, tạo màu,… và đặc biệt, cà phê sạch là loại cà phê an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Để nhận biết cà phê sạch với cà phê bẩn, bạn có thể dựa vào màu sắc, mùi hương và hương vị của nó. Khác hẳn với màu đen đậm hay vị đắng gắt của cà phê đã bị pha lẫn hóa chất thì cà phê sạch lại có màu nâu đậm (giống với màu nâu cánh gián), mùi hương nhẹ nhàng nhưng làm say đắm lòng người. Thêm vào đó, cà phê sạch không hề đắng gắt và lại đắng thanh.
Kinh nghiệm mở quán cà phê sạch đông khách lợi nhuận cao
Sau khi đã có kiến thức cơ bản về cà phê sạch, chắc chắn giờ đây quán của bạn sẽ không cần phải lo ngại về vấn đề chất lượng nguyên liệu nữa. Vậy nên, tiếp theo chúng tôi xin chia sẻ các kinh nghiệm khác liên quan tới cách chọn mặt bằng, chi phí xây dựng, phong cách thiết kế, phương pháp vận hành quán,…
Chọn mặt bằng kinh doanh
Đầu tiên, mặt bằng sẽ là điều đầu tiên bạn nên quan tâm, vì đây sẽ là yếu tố quyết định đối tượng khách hàng cũng như số lượng khách hàng sẽ ghé thăm quán của bạn. Đối với kinh doanh quán cà phê thì đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, người làm việc văn phòng, những doanh nhân trẻ,… Vậy nên, kinh nghiệm mở quán cà phê sạch đông khách lợi nhuận cao chính là chọn những nơi gần trường học hoặc những khu đô thị đông công ty. Tuy nhiên, chi phí cho những địa điểm này cũng không phải là con số nhỏ. Do đó, hãy chuẩn bị ngân sách thật kỹ càng trước khi lên ý tưởng kinh doanh quán cà phê sạch nhé.
Phong cách thiết kế quán cà phê sạch
Điều thứ 2 bạn cần lưu ý là phong cách thiết kế quán. Hiện nay có rất nhiều phong cách được đông đảo giới trẻ ưa thích là cổ điển, tân cổ điển, hiện đại và đặc biệt là phong cách thời 1980. Mỗi phong cách đều mang một nét đẹp và nghệ thuật riêng. Vì thế, hãy lựa chọn phong cách mà bạn thích nhất và hãy nhớ tới câu nói rằng “Chúng ta chỉ có thể làm một công việc lâu dài và nhiệt huyết nếu chúng ta thực sự yêu thích nó”.
Chi phí xây dựng và đồ nội thất
Với kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê sạch của chúng tôi, chi phí xây dựng đóng vai trò quyết định diện tích và mô hình kinh doanh của bạn. Đặc biệt hơn, chi phí xây dựng sẽ đi đôi với phong cách thiết kế quán. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ những khoản phí xây dựng này và hạn chế những khoản chi không cần thiết nhé.
Bên cạnh đó, đồ nội thất là những vật vô tri vô giác nhưng lại là thứ khiến khách hàng thấy thoải mái hay mệt mỏi. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn những chiếc ghế êm ái nhất (ví dụ như Sofa) và những chiếc bàn phải có độ cao phù hợp với chiếc ghế. Nếu bạn không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này, hãy tham khảo những bộ bàn ghế được bán theo set.
Tóm lại, kinh doanh nói chung và đặc biệt là kinh doanh quán cà phê sạch nói riêng là một điều không hề dễ và đầy thách thức. Vậy nên, để không phải chịu thô lỗ hoặc bạn đã từng thất bại và muốn làm lại từ đầu thì hãy bỏ túi những kinh nghiệm mở quán cà phê sạch đông khách lợi nhuận cao ở trên. Ngoài ra, để vận hành quán và chống chọi với những đối thủ cạnh tranh thì đừng quên củng cố cho mình những kiến thức chuyên ngành về kinh doanh, marketing,… nhé.