Đâu Là Cà Phê Bẩn Và Cà Phê Sạch
Hiện nay, việc sản xuất kinh doanh cà phê đang khá lộn xộn và thiếu đi sự minh bạch. Cà phê giả tràn lan trên thị trường, cà phê sạch đang dần mất chỗ đứng… Người tiêu dùng hầu như không biết cách phân biệt đâu là cà phê bẩn và cà phê sạch.
Một số bộ phận trong giới kinh doanh dùng mọi thủ đoạn để thu về lợi nhuận cá nhân….Bất chấp cả sức khỏe và tính mạng của con người. Điều đó gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung và ngành cà phê nói riêng. Bài viết sau đây, Vua Cafe Sạch sẽ chỉ cho bạn cách phân biệt đâu cà phê bẩn và cà phê sạch nhé!
1. Cà Phê Bẩn Là Gì?
1.1. Việt Nam Là Nước Tiêu Thụ Cà Phê Lớn
Việt Nam thuộc top những đất nước có tỷ lệ tiêu thụ lượng cà phê lớn thế nhất giới. Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021 – 1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Việt Nam đứng đầu về năng suất trồng cà phê khi đạt 2,4 tấn/ha. Trong đó, nguồn cà phê Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng, với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” nổi tiếng, đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, mô hình kinh doanh quán cà phê cũng khá phổ biến ở nước ta. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những quán cà phê khắp nẻo đường từ: cà phê cóc, cà phê sân vườn hay cà phê kết hợp quán ăn…
Thực tế, tình trạng cà phê bẩn “Đội lốt” cà phê sạch vẫn còn đang diễn ra hằng ngày… Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt, tình trạng dùng cà phê bẩn rất phổ biến ở những quán cà phê nhỏ, hoặc các quán tạp hóa. Những loại bột cà phê được đóng túi theo cân không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,…
1.2. Cà Phê Bẩn Tức Là Sao?
Cà phê bẩn sẽ được độn thêm đậu tương, bắp với các phụ gia và hóa chất khác. Để cà phê đậm màu, đậm mùi, tăng độ ngậy và độ đắng hơn. Tỷ lệ bột cà phê nguyên chất 100% trong cà phê bẩn rất ít. Thậm chí là không có bột cà phê nguyên chất nào, mà chỉ sử dụng chất phụ gia tạo mùi và vị để đánh lừa người dùng.
Giá cả của cà phê bẩn thấp hơn nhiều so với giá của cà phê sạch. Mùi vị và hương vị của cà phê bẩn cũng thơm và đậm đà không kém cà phê sạch, vì được tẩm ướp qua hóa chất. Vì vậy, cà phê bẩn là một sự cạnh tranh gây nhức nhối với những chủ sản xuất và kinh doanh cà phê sạch. Ngoài ra, một số đơn vị sản xuất cà phê bẩn còn làm nhái lại các thương hiệu cà phê uy tín, để tránh bị phát hiện là cà phê giả. Nếu khách uống không để ý sẽ không thể phát hiện ra.
2. Tác Hại Của Cà Phê Bẩn Đến Sức Khỏe Con Người
2.1. Gây Ảnh Hưởng Đến Phụ Nữ Mang Thai
Caffeine được xem là một chất kích thích. Và caffeine có trong cà phê. Hàm lượng caffeine nạp vào cơ thể quá nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nó có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây lo lắng, mất ngủ hoặc khó ngủ cho mẹ bầu. Caffeine cũng chứa một số thành phần lợi tiểu khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước. Mẹ bầu không nên uống nhiều cà phê hoặc thức uống có chứa caffeine. Ngoài ra, sử dụng caffeine có thể làm cản trở sự hấp thu sắt cho sự phát triển của thai nhi.
Thuốc ký ninh (thuốc sốt rét) dùng để tạo vị đắng cho cà phê bẩn. Loại thuốc này gây hại nghiêm trọng đến sức khở. Và khi dùng cho phụ nữ mang thai sẽ có ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Vì vậy, những mẹ bầu nên cẩn trọng trong vấn đề ăn uống để bảo vệ sức khỏe của thai nhi và bản thân mình nhé.
2.2. Gây Bệnh Ung Thư Nguy Hiểm
Để tạo bọt trong cà phê, người ta dùng hóa chất công nghiệp Sodium Lauryl Sulfate. Chất này có trong nước rửa chén, dầu gội đầu, có thể gây ung thư.
Để tạo độ sánh cà phê, những hộ sản xuất cà phê không uy tín sẽ trộn bột ngô, bột đậu nành hoặc chất tạo sánh CMC. Ngô và đậu nành khi rang cháy lại rất nguy hại. Cà phê bẩn còn được cho thêm mỡ gà, bò hay bơ để tạo độ ngậy và mùi hương lạ. Nhưng khi bảo quản những chất này rất dễ bị oxy hóa, tạo ra những chất độc hại cho cơ thể.
Để tạo vị đắng, những người làm cà phê bẩn sẽ dùng hạt cau hay thuốc ký ninh (dùng điều trị sốt rét) hoặc rang cháy cà phê.
Thế giới đã cấm sử dụng nhiệt quá cao trong quá trình chế biến cà phê. Nhưng người Việt vẫn rang cháy cà phê. Vì rang cháy mới khử được mùi của bột ngô, đậu mà các hộ kinh doanh đã cố tình pha trộn. Để cà phê có tính đặc, họ còn đổ thêm ngũ cốc, tinh bột ngô và đỗ tương,… Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những loại thực phẩm này khi chế biến ở nhiệt độ cao điều tạo ra những chất độc, không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh việc rang cháy đến khét để khử mùi. Họ còn bỏ thêm vỏ cà phê vào để tạo độ xốp. Cà phê pha trộn nếu tẩm thêm muối, đường hóa học vào và ở môi trường có khả năng bảo quản kém, cà phê sẽ nhanh chóng hỏng và nấm mốc.
2.3. Những Căn Bệnh Tiềm Ẩn Khác
Uống cà phê bẩn còn gây ra các bệnh lý về tim mạch, thận,… do thuốc trị sốt rét được trộn trong cà phê bẩn. Ngoài ra, còn gây ra hàng loạt căn bệnh tiềm ẩn khác do các hợp chất không nhãn mác, công nghiệp được sử dụng trong cà phê bẩn. Do bản thân các chất này đều chứa các thành phần cấm, độc hại đối với sức khỏe, không dùng để chế biến thực phẩm.
3. Cách phân biệt cà phê sạch và cà phê bẩn
3.1. Màu sắc hạt cà phê và hương thơm
Cà phê nguyên chất có màu nâu cánh gián hoặc màu nâu đậm và đều màu. Mùi hương cà phê nguyên chất nhẹ nhàng, thoang thoảng, rất đặc trưng.
3.2. Màu sắc bột cà phê
Cà phê nguyên chất thường được rang xay rất tỉ mỉ. Khi cà phê đạt đến nhiệt độ và thời gian chuẩn thì hạt cà phê sẽ có màu nâu sẫm. Đối với cà phê pha trộn các loại đậu, ngũ cốc, bột cà phê thường có màu đen hoặc màu vàng đục. Hơn nữa, mùi của loại cà phê này thường gắt, hăng do có nhiều hương liệu và tạp chất.
3.3. Độ xốp
Bột cà phê nguyên chất có độ xốp đồng đều, mịn màng và không bị dính. Khi cho bột cà phê vào nước phần bột sẽ nổi lên trên bề mặt còn các loại ngũ cốc sẽ bị chìm xuống đáy.
3.4. Độ sánh của cà phê
Với nhiều người dùng, họ thường có tâm lý cà phê càng sánh, dẻo có nghĩa là cà phê pha đậm vị. Tuy nhiên, đây là hình thức bên ngoài của cà phê pha trộn do chứa nhiều tinh bột. Cà phê nguyên chất thường loãng hơn, không có độ sánh, không bám vào thành cốc, dụng cụ pha chế. Và đặc biệt giúp cho người dùng có cảm giác sạch ở vùng miệng, lưỡi khi thưởng thức cà phê
3.5. Mùi vị
Ngoài vị đắng đặc trưng, hậu ngọt nhẹ nhàng và cvijpha loại Arabica sẽ có thêm vị chua thanh. Vị đắng cà phê nguyên chất không quá gắt và đi kèm hương thơm quyến rũ người uống. Trong khi đó, cà phê trộn có vị đắng gắt hơn, vẫn có hương thơm nhưng nồng nhưng khó chịu và dai dẳng.
3.6. Nhận biết bằng cách pha cà phê phin
Nếu là cà phê nguyên chất thì khi pha cà phê phin ở 100 độ sôi, cà phê sẽ nở phồng ra và sủi bọt. Ngược lại nếu cà phê độn bắp, đậu nành thì khi châm nước sôi vào cà phê sẽ bẹt xuống.
4. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thêm thật nhiều thông tin hữu ích để bạn chọn được loại cà phê vừa ngon vừa chất lượng và an toàn để bảo vệ sức khỏe.
———————
Nguồn Sưu tầm
Để biết thêm thông tin về TƯ VẤN MỞ QUÁN NHƯỢNG QUYỀN CAFE “Đậm gu, đúng chất, giá mềm, lãi cao”, NHƯỢNG QUYỀN CAFE, TRÀ ,XE ĐẨY, TRÀ, CACAO SẠCH
Để đặt hàng, mua SẢN PHẨM TRÀ, CÀ PHÊ, CACAO NGUYÊN CHẤT, CUNG CẤP SỈ LẺ
Để tham gia thành viên của GIA ĐÌNH CÀ PHÊ, TRÀ SẠCH
Để phản ánh về chất lượng cafe, chất lượng phục vụ toàn hệ thống của NGUYEN CHAT COFFEE & TEA
Xin vui lòng liên hệ
Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT TÂY NGUYÊN
Địa chỉ: 115 Đồng Văn Cống, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: cskh@caphenguyenchat.vn
Điện thoại: 0944.33.43.43
Website: www.caphenguyenchat.vn – www.cafesach.com.vn – www.capherangxay.vn