Những loại giấy phép nào cần khi kinh doanh cà phê

Hiện nay việc kinh doanh cà phê đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người đầu tư trong nước. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn không ít người chưa biết đến các thủ tục pháp lý cần thiết khi mở quán cà phê và chúng thuộc thẩm quyền của ai. Chính vì thế, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại giấy phép nào cần khi kinh doanh cà phê để mang lại thông tin hữu ích cho những người đang tìm kiếm câu trả lời.

Đối tượng cấp những loại giấy phép cần khi kinh doanh cà phê

Có hai đối tượng cần phải có các loại giấy phép khi kinh doanh cà phê bao gồm:

  • Quán cà phê dự kiến mở theo hình thức doanh nghiệp có thể là một trong các trường hợp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần…
  • Quán cà phê dự kiến mở theo hộ gia đình kinh doanh: khi làm giấy phép kinh doanh cần khai báo thông tin chi tiết về chủ hộ – người đứng ra chịu trách nhiệm kinh doanh cà phê và thông tin bổ sung về những thành viên còn lại trong gia đình.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt việc mở quán cà phê

Việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý và hành chính liên quan đến mở quán cà phê cần phải được thông qua sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước sau để đảm bảo có đủ những loại giấy phép nào cần khi kinh doanh cà phê:

  • Phòng Kinh tế – Kế hoạch trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện/thành phố tại địa điểm mở quán cà phê: nhận đơn đăng ký kinh doanh và xử lý cấp giấy phép kinh doanh.
  • Cục/Chi cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế: nhận đơn xét duyệt và xử lý cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép cần khi kinh doanh cà phê

  1. Đối với giấy đăng ký kinh doanh:

Những loại giấy phép nào cần khi kinh doanh cà phê? Chắc chắn khi kinh doanh cà phê cần phải có giấy đăng ký kinh doanh lĩnh vực thực phẩm hoặc dịch vụ ăn uống với đầy đủ hồ sơ trình cấp như sau:

  • Đơn đăng ký kinh doanh lĩnh vực thực phẩm hoặc dịch vụ ăn uống.
  • Chứng minh nhân dân của các thành viên góp vốn đầu tư.
  • Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh.
  1. Đối với giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: 

Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như dưới đây để trình lên Cục/Chi cục an toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế:

  • Bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh có hiệu lực.
  • Tờ khai đề nghị sát hạch kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu của Bộ Y tế Việt Nam.
  • Giấy khám sức khỏe có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày khám và chứng minh nhân dân bản sao y công chứng của tất cả nhân sự đang làm việc tại quán cà phê.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và hóa đơn mua nguyên vật liệu của quán. Bản vẽ mặt bằng quán cà phê và các công trình xung quanh.
  • Danh mục chi tiết các máy móc, thiết bị, cung cụ dụng cụ của quán.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cà phê

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, bạn đi nộp tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện/thành phố tại địa điểm mở quán cà phê và nộp các khoản phí, lệ phí đầy đủ. Sau đó, chờ quyết định cấp phép kinh doanh cà phê từ phía UBND.

Khi đã có giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ chuẩn bị toàn bộ hồ sơ để đi xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Sau đó chờ Cục/Chi cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế ra quyết định và cấp giấy chứng nhận.

Hoàn tất mọi thủ tục, bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình một cách thuận lợi.

Là người mới bắt đầu kinh doanh cà phê, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về những loại giấy phép nào cần khi kinh doanh cà phê, cơ quan cấp và quy trình xin cấp phép lĩnh vực kinh doanh cà phê. Với những kiến thức chi tiết đó, bạn sẽ dễ dàng hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý và hành chính để mở thành công một quán cà phê hợp pháp và vận hành đúng với quy định của pháp luật Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *